Hiện nay có rất nhiều hình thức lừa đảo hết sức “kinh điển” trong thế giới tiền mã hóa (Việt Nam hay gọi là tiền ảo)
Một trong những hình thức lừa đảo đó chính là đánh vào lòng tham của con người. Những kẻ lừa đảo sẽ vẽ ra một viễn cảnh đầu tư đem lại lợi nhuận cực lớn, càng đầu tư nhiều thì thu được lãi càng cao.
Ví dụ điển hình là mô hình Ponzi – nghĩa là lấy tiền người sau trả cho người trước.
Các nhà đầu tư sẽ được hứa hẹn với một mức lãi suất “không tưởng” lên đến 1.2%/ngày, tương đương với hơn 30% mỗi tháng.
Ngoài ra, mô hình Ponzi còn cộng thêm hoa hồng cực lớn nếu mời thêm được người tham gia.
Nhà đầu tư phải chuyển số tiền ảo của họ đến một chiếc ví điện tử của tên lừa đảo.
Nhà đầu tư sẽ được trả lãi sau 1 khoảng thời gian (thường là 3 tháng). Trong khoảng thời gian này, nhà đầu tư sẽ nhận được khoản tiền hoa hồng khi mời thêm người và 1 khoản tiền nhỏ để xoa dịu. Đến khi thời điểm đến, những kẻ lừa đảo sẽ biến mất và những nhà đầu tư sẽ trắng tay.
Điển hình ở Việt Nam là iFan
iFan đã chiếm đoạt 15.000 tỷ VNĐ từ các nhà đầu tư. Dự án này đã hứa hẹn người đầu tư sẽ thu về trên 48% mỗi tháng bằng một ứng dụng mạng di động tự xưng là “Ứng dụng công nghệ Blockchain” giúp quản lý thu nhập các nghệ sĩ showbiz Việt Nam.
Cuối tháng 1/2018, tất cả nhóm Facebook, nhóm chat Telegram và trang cá nhân các lãnh đạo iFan đều biến mất. Tiền của các nhà đầu tư cũng không cánh mà bay.
Không có chuyện “mỡ dâng trước miệng mèo”
Các nhà đầu tư cần tìm hiểu về mục đích ra đời cũng như nền tảng công nghệ đứng đằng sau các đồng tiền mã hóa để không bị trả thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.
Tại Việt Nam, các vấn đề về tiền mã hóa đang được hoàn thiện khung pháp lý để quản lý và thu thuế.
Truy cập Skybit ngay để nhận thêm nhiều thông tin
Telegram: Kênh nhận tin nhanh & Kênh tổng hợp kèo
Facebook: Skybit Việt Nam