
Trong số các hình thức lừa đảo chủ yếu, Ủy ban đã nêu bật các vụ ICO giả, các mô hình đa cấp và các khoản thanh toán bằng tiền chuộc:
“… thay vì mọi người tự tìm cách trực tiếp mua tiền điện tử, nhiều người thấy mình bị cuốn vào mô hình đa cấp. Một số báo cáo cho thấy các nạn nhân đã tham gia vào trò gian lận tiền điện tử qua lời giới thiệu của bạn bè và người thân, một cách thức quen thuộc của mô hình đa cấp. ”
ACCC chỉ ra rằng con số này bị ảnh hưởng bởi sự tăng giá của tiền điện tử vào cuối năm, theo đó “khi giá trị của tiền điện tử tăng lên, những tổn thất trong các vụ lừa đảo cũng tăng theo.” 2,1 triệu USD trong tổng số thiệt hại được coi là thấp hơn dự kiến, như “trong những vụ lừa đảo khác, đây có thể chỉ là mặt nổi của vấn đề,” báo cáo cho biết.
Vào đầu tháng 5, Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) cho biết họ đang “hành động” để bảo vệ người tiêu dùng trong thế giới ICO. ASIC được ủy quyền để can thiệp vào việc ICO làm nhà đầu tư “hiểu nhầm”, hoặc các hành vi không có giấy phép,và cả các ICO “không liên quan đến sản phẩm tài chính”.
Vào tháng 3, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản (NPA) đã công bố số liệu thống kê về các vụ lừa đảo tiền điện tử vào năm 2017. Theo đó hơn 6,2 triệu USD tiền kỹ thuật số đã bị mất do gian lận và trộm cắp, tuy nhiên con số này không bao gồm hơn 500 triệu USD của NEM từ vụ sàn giao dịch tiền điện tử Coincheck vào cuối tháng Giêng.
Nguồn Cointelegraph (Skybit dịch và biên soạn)
Truy cập Skybit ngay để nhận thêm nhiều thông tin
Telegram: https://t.me/skybit_info ( kênh nhận tin nhanh ) và https://t.me/keoskybit (Kênh tổng hợp kèo )
Facebook: https://www.facebook.com/Skybit.vn